Hiện nay, khái niệm về Business Intelligence (BI, tạm dịch là Kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp) ở Việt Nam còn khá mới mẻ và các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa triển khai BI mạnh mẽ vì rất nhiều lý do. Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn chung về BI. Có rất nhiều định nghĩa về BI như dưới đây, mỗi định nghĩa nêu lên một đặc trưng nổi bật của BI nhưng chung qui lại tất cả đều đề cập đến khả năng trợ giúp ra quyết định hiệu quả trong kinh doanh của BI.
Business Intelligence đề cập đến các kỹ năng, qui trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định(Business Intelligence (BI) refers to skills, processes, technologies, applications and practices used to support decision making).
BI là tập các công nghệ và công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa và có ích cho mục mục phân tích kinh doanh (Business intelligence – BI is the set of techniques and tools for the transformation of raw data into meaningful and useful information for business Analysis purposes)
BI là các ứng dụng và công nghệ để chuyển dữ liệu doanh nghiệp thành hành động (BI is the applications and technologies transforming Business Data into Action)
Hoặc BI là công nghệ mới giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ và dự đoán tương lai (BI is the new technology for understanding the past & predicting the future)
Tóm lại: BI là qui trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI (BI technology) cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI system) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết đinh (Decision Support System -DSS)
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai phá dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (Nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán và có tính lịch sử) đó là đặc trung của kho dữ liệu. Đồng thời việc phân tích dữ liệu trong BI không phải là những phân tích đơn giản (query, Filtering) mà là những kỹ thuật trong khai phá dữ liệu (Data Mining) dùng để phân loại (classification) phân cụm (clustering), hay dự đoán (Prediction). Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data mining.
Hệ thống BI đơn giản có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần chính như sau:
Trong đó:
BI làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá tri thức giúp doanh nghiệp có thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.
BI giúp cho các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh.
Ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn
Lưu ý: Mặc dù chúng ta gọi là Business Intelligence (BI) nhưng khái niệm và các kỹ thuật của BI có thể dùng được cho hầu hết các tổ chức kinh tế xã hội như giáo dục (Education), chính phủ(Government), chăm sóc sức khỏe (health care)….
Rất nhiều người dùng có thể hưởng lợi từ BI
Những sản phẩm dưới đây được kiểm tra thông qua 70 tiêu chí quan trọng để nâng cao năng suất và khả năng hỗ trợ kinh doanh thông minh của doanh nghiệp (được xếp theo thứ tự giảm dần của khả năng hỗ trợ của sản phẩm) (The second edition of the independent Business Intelligence Tools Survey, published in October 2008)
Theo công ty phần mềm ERP Gia Cát