Liên hệ ngay

8 bước trong quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp hiện đại

Gốm sứ là những sản phẩm đã có từ lâu đời. Ngày xưa người ta tạo ra chén, dĩa, bình hoa gốm sứ theo phương pháp thủ công. Thời nay, vẫn còn đa số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ vẫn còn áp dụng phương pháp sản xuất thủ công mặc dù có những cải tiến đáng kể.  Với việc nhu cầu thị trường ngày càng cao, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại như Minh Long, Gốm Sứ Sông Hồng…

Bài viết sẽ giới thiệu một dây chuyền sản xuất gốm công nghiệp rất hay mà ở đó người ta có thể tạo ra hàng ngàn sản phẩm mỗi ngày với chất lượng đồng đều.

 

Bước 1: Kiểm tra chất lượng đất và nguyên liệu

Trước khi bắt đầu làm một sản phẩm mới, người ta sẽ nghiên cứu kỹ, kiểm tra kỹ các loại đất cũng như nguyên liệu làm sản phẩm. Mục đích của quy trình này là giúp người ta có thể biết được đâu là loại đất phù hợp, đạt chuẩn để tạo sản phẩm.

 

Bước 2: Thiết kế mẫu mã

Vẽ tay

Đầu tiên, người ta sẽ phác thảo kiểu dáng lên giấy

Thiết kế bản vẽ 3D trên máy

Sau khi phác thảo sơ trên giấy, bước tiếp theo, người ta sẽ tạo mô hình 3D trên máy.

Sau khi có được mẫu thiết kế, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành định mức nguyên vật liệu cần thiết để tạo nên một sản phẩm đó. Trong hệ thống ERP, người ta thường gọi là thiết kế BOM. Đây là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong các công ty sản xuất. Nó giúp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu tốt hơn. Khi dữ liệu đủ lớn, nó giúp cho việc dự toán giá thành của sản phẩm chính xác hơn.

 

Bước 3: Tạo khuôn

Sử dụng máy phay CNC để tạo khuôn sẽ có sản phẩm có độ chính xác cao hơn so với việc tạo khuôn bằng tay.

 

Bước 4: Tạo hình bằng phương pháp dập bột

 

Bước 5: Nhúng men tự động bằng máy

 

Bước 6: Nung nhiệt độ cao

Công đoạn đốt lò, nung sản phẩm là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Vì nó quyết định chất lượng một sản phẩm gốm sứ. Việc kiểm soát đúng nhiệt độ kỹ thuật là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm soát nhiệt độ phụ thuộc rất lớn vào công nghệ lò đốt. Hiện nay, các doanh nghiệp gốm sứ Việt vẫn sử dụng lò đốt củi. Một số công ty thì đã áp dụng công nghệ lò đốt bằng gas.

Các lợi ích khi chuyển từ lò đốt bằng củi sang gas:

  • Khi áp dụng nung sản phẩm bằng gas thì thời gian nung đã giảm xuống đáng kể và có thể nung bất kỳ thời điểm trong ngày.
  • Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.
  • Giảm đáng kể lượng sản phẩm bị hỏng trong quá trình nung.
  • Chất lượng sản phẩm cao hơn

 

 

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm

Kiểm tra độ cứng chắc của sản phẩm

Sau khi thành phẩm, người ta bắt đầu kiểm tra chất lượng của nó bao gồm độ cứng chắc. Hàng loạt các thí nghiệm được diễn ra nhằm đánh giá khách quan nhất về chất lượng thực của sản phẩm.

 

Kiểm tra độ sốc nhiệt

Sản phẩm gốm sứ nhất là các sản phẩm như chén, dĩa thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp thì khâu kiểm tra độ sốc nhiệt của sản phẩm cũng rất quan trọng.

 

Kiểm tra chất lượng men

Bước cuối cùng là kiểm tra chất lượng men bằng cách dùng vật nhọn để thử, nếu men không trày thì là men tốt.

 

Bước 8: In logo nhà sản xuất

Trong quy trình này còn thiếu một bước nữa đó là in logo nhà sản xuất bên dưới sản phẩm. Nếu như in một logo lên vải hoặc giấy thì rất dễ, vì nó rất dễ bám dính. Nhưng để in được lên một sản phẩm bằng gốm sứ thì đòi hỏi phải có công nghệ in tốt, và mực in phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn.

Các tiêu chuẩn như an toàn cho sức khỏe, bám tốt trên gốm sứ, màu mực chuẩn không bị biến màu dưới tác động của nhiệt, không bị biến dạng, vỡ khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Trên thị trường không phải loại mực nào cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cao như vậy, cũng có nhưng không nhiều, và trong đó có mực TAT được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.

Loại mực này có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, cho chất lượng cực cao, sử dụng tốt trong những môi trường khắc nghiệt nhất, đạt các chuẩn an toàn như RoHS, MSDS của quốc tế.

8 bước trong quy trình sản xuất gốm sứ trên là quy trình phổ biến mà hầu hết tất các các công ty gốm sứ đều thực hiện. Tuy nhiên, tùy theo nguồn lực, tư duy, văn hóa và những mục đích khác nhau, mỗi công ty sẽ có những phương pháp quản trị riêng biệt. Các doanh nghiệp có tư duy quản trị tiến bộ như: Minh Long, An Co, Sông Hồng, Phong Thạnh.v.v. đã ứng dụng công nghệ ERP vào quản trị doanh nghiệp. Họ đã và đang dần khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường Gốm Sứ.

Còn doanh nghiệp của bạn thì sao? Hãy liên hệ ngay Gia Cát để được tư vấn giải pháp ERP phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Phần mềm ERP Greensys  

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ GIA CÁT

  • K03.20 Tầng 3, Tòa Nhà Kingston, 146 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhận, TP. Hồ Chí Minh
  • MST: 0311026762
  • kinhdoanh@giacat.vn
  • 0888.934.886 - 028.7300.6530
  • giacat.vn