Liên hệ ngay

Giải pháp quản trị gia tăng khả năng cạnh tranh dành cho doanh nghiệp Gốm Sứ

Ngành gốm sứ được xem là ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Theo số liệu thống kê do một chuyên gia gốm sứ cung cấp, hiện trên cả nước có tổng số 286 cơ sở sản xuất đồ gốm sứ gia dụng lớn, nhỏ của Việt Nam, đạt tổng doanh số khoảng 2.000 tỷ đồng/năm và chiếm khoảng 35% thị phần cả nước. Về xuất khẩu đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Theo số liệu này, các doanh nghiệp Việt dường như đang bị thất thế so với các sản phẩm gốm sứ ngoại nhập tại thị trường trong nước.

 

Một công ty Gốm Sứ tại Bình Dương đã ứng dụng phần mềm ERP Greensys của Gia Cát

 

I. Các nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Gốm Sứ Việt kém hơn các đối thủ

Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, một trong những nguyên nhân khiến gốm sứ Việt thua trắng trên sân nhà là do các cơ sở sản xuất trong nước chủ yếu phát triển trên nền tảng thủ công, manh mún, vẫn duy trì tập quán sản xuất lạc hậu. Ở nhiều nơi, như Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) nhiều hộ dân vẫn làm sản phẩm theo kiểu cũ: đốt lò nung bằng than và chế tạo thủ công. Phương thức này có thể áp dụng khi nền kinh tế chưa phát triển, cung hàng hóa còn thấp và cầu cao nên người tiêu dùng chỉ cần có hàng hóa để tiêu dùng là được mà ít quan tâm đến chất lượng.

1. Đến từ thị trường và yêu cầu khắt khe về sản phẩm Gốm Sứ

Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế phát triển rất nhanh, khiến nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi chóng mặt. Người mua trở nên khó tính hơn, luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt, giá cả cạnh tranh và mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất nội địa chưa trở mình kịp để đáp ứng những yêu cầu đó của thị trường. Nói chính xác hơn, nhà sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu của khách hàng, dù không ít người mua có tiền sẵn sàng trả nhiều hơn để sở hữu những món đồ đẹp và chất lượng. Đáng buồn, trong tư duy của nhiều người sản xuất kinh doanh vẫn ngự trị một suy nghĩ đơn giản: hàng hóa làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó là được, dù số lượng hạn chế và hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao. Quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã đơn điệu, nghèo nàn nên tất yếu là hàng nội không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, trừ Minh Long 1, Sứ Hải Dương, CK và Long Phương.

2. Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Gốm Sứ Việt Nam. Môi trường cạnh tranh không lành mạnh, thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với hàng Trung Quốc. Đặc biệt là vấn đề về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp lớn trong nước đang phải đóng thuế đầy đủ, trong khi hàng nhập lậu không phải đóng thuế nên giá thành chênh nhau tới 20-30%.

3. Nguyên nhân chính đến từ hệ thống quản trị yếu kém

Ngoài yếu tố về thị trường, thì công tác quản trị và điều hành tại các doanh nghiệp Gốm Sứ là một điểm yếu phổ biến. Việc chưa ứng dụng, khai thác triệt để Công nghệ thông tin vào quản lý khiến việc vận hành của các Doanh nghiệp Gốm Sứ Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như việc thiếu các thông tin quan trọng để ra quyết định kinh doanh; không tính toán chính xác được thời gian giao hàng do có nhiều “nút thắt” tại một số công đoạn sản xuất; khó kiểm soát được sự thất thoát, hư hao của nguyên liệu, vật tư và thành phẩm; gặp khó khăn trong việc tính giá thành, thời gian giao hàng an toàn… Việc quản trị doanh nghiệp kém là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp Gốm Sứ Việt bị yếu thế hơn so với các công ty nước ngoài.

 

 

II. Những kết quả từ việc ứng dụng ERP vào giải pháp quản trị Doanh nghiệp Gốm Sứ

Nhận thức được vấn đề trên, một số doanh nhân đã sử dụng giải phần phần mềm ERP để xây dựng hệ thống quản trị cho doanh nghiệp của mình. Theo những phản hồi từ các Chủ doanh nghiệp Gốm Sứ đã ứng dụng ERP thành công. Sau một thời sản sử dụng, doanh nghiệp của họ đã thu lại nhiều kết quả tích cực. Thậm chí là có công ty đã tạo ra một sự đột phá mới nhờ vào hệ thống ERP. Hệ thống đã giúp các doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống thông tin khoa học, chuẩn xác và thống nhất. Nó tạo được sự liên thông giữa các bộ phận. Các doanh nghiệp Gốm Sứ sau khi đã ứng dụng ERP đều chứng minh được khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường tốt hơn. ERP giúp họ gia tăng năng suất làm việc và tạo ra lực lượng lao động tinh nhuệ hơn trước.
Phần mềm ERP Greensys là một sản phẩm của công ty Gia Cát đã được nhiều công ty Gốm Sứ tại Bình Dương tin tưởng sử dụng. Giải pháp ERP dành cho doanh nghiệp Gốm Sứ được tích hợp nhiều tính năng trong cùng một hệ thống như: bán hàngmua hàngquản lý sản xuấtquản lý khokế toán tài chính và nhân sự. Việc sở hữu được thông tin đầy đủ, kịp thời đã giúp các công ty Gốm Sứ như An BìnhAnco và Phong Thạnh đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng tốt hơn. Họ luôn đảm bảo được chất lượng và thời gian giao hàng cho khách hàng. Và thương hiệu công ty ngày càng tạo được uy tín tại các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…

Hãy liên hệ ngay Gia Cát để có giải pháp quản trị tốt cho Doanh nghiệp Gốm Sứ của bạn.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ GIA CÁT

  • K03.20 Tầng 3, Tòa Nhà Kingston, 146 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhận, TP. Hồ Chí Minh
  • MST: 0311026762
  • kinhdoanh@giacat.vn
  • 0888.934.886 - 028.7300.6530
  • giacat.vn